• Món Ngon
  • Cách Làm
  • Mẹo Vặt
  • Địa Điểm
  • Văn hóa
  • Tin đó đây
  • Món Ngon
  • Cách Làm
  • Mẹo Vặt
  • Địa Điểm
  • Văn hóa
  • Tin đó đây
Facebook Twitter Instagram Google plus

Tỏi là một loại gia vị phổ biến, từ lâu đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng một số sản phẩm, thực phẩm chức năng được chiết xuất từ loại thực phẩm này.

Tỏi vẫn thường được dùng trong chế biến món ăn và cũng là dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…

Công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như: Nhân sâm, trà xanh, trà đỏ, …

Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen sai lầm khi chế biến cũng như sử dụng khiến tỏi mất tác dụng, thậm chí còn gây hại sức khỏe.

Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng theo những cách dưới đây sẽ thành “lợi bất cập hại”. Ảnh minh họa

Nấu chín tỏi:

Nhiệt độ sẽ phá hủy thành phần hoạt chất – allicin trong tỏi. Đây là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Tỏi để lâu:

Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu.

Ăn thường xuyên, liên tục: Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 15g/ngày là đủ.

Ăn tỏi lúc đang đói:

Ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng.

Người đang uống thuốc:

Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, những cách kết hợp tỏi sai có thể gây hại. Điển hình:

– Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe.

– Cá diếc nấu cùng tỏi có thể gây rối loạn tiêu hóa đường tiêu hóa.

– Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.

– Cá trắm: Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi. Cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng …

– Thịt gà: Thịt Theo Đông y, thịt gà tính cam (ngọt), ôn (ấm), tỏi có tính nóng (đại nhiệt). Việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lị.

– Tỏi kết hợp với hành không tốt cho thận, dạ dày

– Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…

– Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy

Ngoài ra, các chất bổ sung từ tỏi cũng có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc chống tiểu cầu và thuốc giảm loãng máu… Vì vậy, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung từ tỏi để có cách sử dụng an toàn và hợp lý.

Vũ Đậu (T/h)

Share Post

sidebar

Đăng ký nhận tin mới

TIN MỚI

Sắp sang thu mà trời vẫn oi nóng thì cứ làm 5 món ăn thanh mát này, đảm bảo cả nhà ai cũng thích mê

1 Tháng Chín, 2020

Sách ảnh về cuộc sống đời thường ở Cuba

21 Tháng Tám, 2020

Chú chó dễ thương sáng mang cặp lồng cơm đi làm, tối lại mang lồng đèn Trung thu đi chơi với người cha lam lũ

8 Tháng Chín, 2020

Mạc Văn Khoa liên tục ‘đẩy thuyền’ cho Trang Hý và Quốc Khánh yêu nhau

29 Tháng Tám, 2020

Đậu bắp xào tỏi xanh mướt, không nhớt nhờ 1 bước nhỏ, bà nội trợ lâu năm cũng chưa chắc biết bí quyết này

25 Tháng Tám, 2020

ĐỊA ĐIỂM NÊN ĐẾN

Mù Cang Chải không xa

20 Tháng Chín, 2020

Ngôi nhà hoa giấy

29 Tháng Mười Một, 2020
Phía trước không gian Steakhouse El Gaucho hai Bà Trưng

El Gaucho Steakhouse – Hai Bà Trưng ở Quận 1, TP. HCM

15 Tháng Ba, 2020

Chùa Vạn Phước: Tiên cảnh trần gian giữa vùng đầm lầy, cây dại khô cằn

3 Tháng Hai, 2021

Những hương vị hủ tiếu nên thử ở TP.HCM

26 Tháng Tám, 2020
Copyright © Khoái Khẩu.